Những cách khóa thẻ ngân hàng khi bị mất hay lộ thông tin

Có rất nhiều trường hợp người dùng thẻ ngân hàng để lộ thông tin thẻ của mình, và đôi khi thông tin thẻ ngân hàng của bạn bị lộ trong trường hợp mà bạn không ngờ đến. Hiện tại có rất nhiều hình thức lừa đảo nhằm dụ người dùng điền thông tin thẻ như nhắn tin trúng thưởng và yêu cầu người dùng điền thông tin thẻ ngân hàng để lấy tiền.

Hoặc với thẻ VISA/Mastercard, chỉ cần người dùng sơ ý để mất thẻ là số tiền ở bên trong sẽ có nguy cơ "không cánh mà bay". Thường thì thông tin thẻ sẽ có trên những file dữ liệu được ghi là thông tin thanh toán của người dùng từ hệ thống của cửa hàng hay siêu thị . Cụ thể là số thẻ tín dụng và một số thông tin khác của khách hàng, điều này rất nguy hiểm vì hacker có thể lợi dụng để lấy tiền trong tài khoản của những khách hàng này.
Trong những trường hợp đó thì khóa thẻ ngân hàng là một giải pháp sẽ giúp tài khoản của bạn được an toàn. Người dùng có thể thực hiện khóa tài khoản qua nhiều hình thức khác nhau, bài viết dưới đây Tuấn sẽ giới thiệu cho các bạn một vài cách để khóa tạm thời thẻ ngân hàng của mình.
Hướng dẫn cách khóa thẻ ngân hàng
1. Khóa thẻ qua website trực tuyến của ngân hàng
Bước 1: Ở đây mình sẽ lấy ví dụ của một vài ngân hàng phổ biến nhất, đó là website của Vietcombank. Bạn hãy đăng nhập số tài khoản của mình vào trang chủ Vietcombank, sau đó chọn Tiện ích gia tăng > chọn tiếp Khóa thẻ tạm thời trong tab Thẻ.


Bước 2: Chọn loại thẻ muốn khóa, chọn số thẻ và bấm Xác nhận để khóa tạm thời tài khoản. Ngay sau đó thẻ thanh toán bạn chọn sẽ bị tạm khóa.


 Bạn có thể làm tương tự với những ngân hàng khác, hầu hết tất cả ngân hàng hiện đều hỗ trợ Internet Banking nên người dùng có thể thực hiện khóa tài khoản ở trên máy tính hoặc điện thoại, chỉ cần có Internet kết nối là được.

2. Khóa tài khoản ngân hàng bằng số điện thoại tổng đài
Ngoài việc khóa tài khoản từ dịch vụ Internet Banking trên website thì người dùng còn có thể gọi trực tiếp lên số điện thoại tổng đài của ngân hàng đó để yêu cầu khóa tài khoản, chỉ cần cung cấp số tài khoản, số thẻ hoặc số chứng minh nhân dân là tổng đài viên đã có thể thực hiện tạm khóa tài khoản ngân hàng của bạn lại rồi.
 

Nhưng số điện thoại của tổng đài ngân hàng đang sử dụng thì không phải người nào cũng biết để gọi lên tổng đài và nhờ hỗ trợ được. Tuy vậy bạn có thể xem danh sách các số tổng đài của ngân hàng ở bài viết Danh sách số điện thoại tổng đài các ngân hàng ở Việt Nam.

3. Khóa thẻ ngân hằng bằng ứng dụng Mobile Banking
Một số ngân hàng hiện phát triển ứng dụng Mobile Banking của họ trên điện thoại để người dùng có thể kiểm soát, quản lý tài khoản của mình, cùng với đó những ứng dụng này cũng có những tính năng khác để phục vụ nhu cầu chuyển tiền, thanh toán online... Trong đó có cả tính năng khóa thẻ tạm thời.

Chỉ cần đăng nhập số điện thoại đăng ký trên ứng dụng Mobile Banking sau đó vào mục Chi tiết thẻ ghi nợ hoặc trong mục Thẻ. Nếu thấy mục Khóa thẻ thì hãy bật lên là thẻ của bạn đã được tạm khóa.

Những nguyên nhân dẫn đến việc lộ thông tin thẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lộ thông tin thẻ, như mình đã nêu qua ở phần đầu, hiện có rất nhiều dạng lừa đảo khiến người dùng điền thông tin thẻ lên một biểu mẫu nào đó có liên quan đến việc trúng thưởng. Nên kẻ gian sẽ lợi dụng thông tin có được để chiếm đoạt số tiền có trong tài khoản.

Thứ hai là người dùng thường sử dụng thẻ từ, loại thẻ mà có dải băng đen ở mặt sau. Thẻ này có độ bảo mật thấp hơn so với thẻ chip EMV (loại thẻ có một miếng đồng nhỏ giống như trên thẻ SIM). Thường thì thẻ chip EMV này có nhiều trên thẻ thanh toán quốc tế VISA, Mastercard.

Bạn nên sử dụng loại thẻ này bằng chính tài khoản ngân hàng của bạn để đảm bảo mức độ an toàn hơn, tuy nhiên nhược điểm của thẻ này là khi thanh toán qua máy POS sẽ không dùng đến mã PIN. Cho nên nếu ai nhặt được thẻ của bạn thì họ hoàn toàn có thể thanh toán online mà không cần mật khẩu, bạn nên giữ gìn cẩn thận loại thẻ này.

Cây ATM cũng là một nơi mà kẻ gian thường lấy thông tin thẻ từ đó, chắc hẳn bạn cũng biết rằng chúng thường lắp các thiết bị lấy thông tin thẻ trên cây ATM như lắp bàn phím giả, khe đưa thẻ vào và lấy mã PIN lẫn số thẻ từ đó. Nên khi đi rút tiền từ cây ATM thì bạn hãy để ý xem bàn phím và khe đưa thẻ vào có gì khác biệt không. Một lời khuyên nữa cho bạn là bạn nên sử dụng thẻ ATM để thanh toán thay vì sử dụng thẻ để rút tiền.

Đó là những cách mà bạn có thể bảo vệ thông tin thẻ ngân hàng của mình, ngoài những ứng dụng Mobile Banking hoặc Internet Banking thì người dùng còn có thể thanh toán qua các ứng dụng hỗ trợ thanh toán online như Zalo Pay.

Nhất là thanh toán qua mã QR, bạn chỉ cần liên kết tài khoản ngân hàng vào ứng dụng đó để sử dụng tính năng thanh toán quét mã QR. 

Đinh Khoai
Share on Google Plus

Giới thiệu đôi chút. Hơi ít nói nhưng được cái vui tính. Đam mê các kiến thức về CNTT. Mình lập ra trang này là 1 phần ghi lại những gì mình đã trải nghiệm về CNTT từ khi mình làm tới nay...Luôn sẵn sàng chia sẻ mọi kiến thức mà bản thân tích lũy được. Xin chào các bạn, mình là Đinh Đồng Tuấn. Mong nhận được sự góp ý của tất cả các bạn ! Xin cảm ơn!

    You Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Đăng nhận xét